CÁCH TĂNG ĐỘ PH – GIẢM ĐỘ PH TRONG BỂ BƠI
- Nồng độ pH là chỉ số xác định độ hoạt động của các ion Hidro (H+), từ đó kết luận một dung dịch có tính axit hay bazơ. Một dung dịch có pH càng nhỏ thì tính axit càng mạnh, pH càng cao thì tính kiềm càng lớn.
✓ pH < 7 dung dịch thể hiện tính axit
✓ pH > 7 dung dịch thể hiện tính bazơ.
Mỗi chất đều tồn tại độ pH nhất định. Dưới đây là độ pH của một số dung dịch phổ biến:
- pH của nước: Nước tinh khiết có pH=7 (Đây là độ pH cho nước sạch và xử lý bằng phương pháp lọc). Đối với các loại nước thông thường thì độ pH là 6-8.5 cho nước sinh hoạt và 6.5-8.5 cho nước ăn uống.
- pH của nước tiểu: Nước tiểu có độ pH nằm trong khoảng từ 4.8-8.5. Độ pH trung bình thường gặp trong khoảng 5. Trong trường hợp pH=4 nghĩa là nước tiểu tính axit mạnh, pH=9 thì nước tiểu có tính bazơ.
- pH của máu: pH của máu nằm trong khoảng từ 0-14.
Độ pH có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Độ pH bao nhiêu là tốt?
Mỗi môi trường có một nồng độ pH nhất định, trong cơ thể người cũng vậy. Nếu giữ độ pH trong cơ thể người trong khoảng 7.3-7.4 và mang tính kiềm thì đây là điều kiện tốt nhất để các tế bào hoạt động bình thường
Nếu cơ thể mất đi tính kiềm mà chuyển sang tính axit thì lượng axit dư thừa trong cơ thể sẽ gây ra các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, các bệnh về dạ dày, đường ruột,…
Độ pH cao, pH thấp ảnh hưởng gì đến nước hồ bơi của bạn?
Độ pH trong nước bể bơi là một thông số rất quan trọng để đánh giá bể bơi có thật sự an toàn và sạch sẽ hay không. Nó đóng vai trò đặc biệt trong việc giữ cho nguồn nước hồ bơi trong sạch, tránh rêu tảo, bảo vệ hệ thống các thiết bị bể bơi cũng như phát huy hiệu quả tác dụng của các loại hóa chất hồ bơi. Chính vì vậy nước hồ bơi có độ pH cao hay pH thấp đều ảnh hưởng đến chất lượng nước.- Tại sao độ pH trong nước hồ bơi dao động vượt ngưỡng cân bằng
- Ánh sáng mặt trời đẩy nhanh quá trình hòa tan clo, làm tăng độ pH.
- Điều kiện tự nhiên nắng, gió làm đẩy nhanh quá trình bốc hơi của nước, làm tăng độ pH
- Mưa lớn kéo dài, hồ bơi nhận lượng lớn nước từ nước mưa làm giảm độ pH.
- Số lượng người bơi cho một bể là rất lớn, lượng dầu bài tiết trên cơ thể người đi bơi như: mồ hôi, nước tiểu, mỹ phẩm, kem chống nắng,… làm thay đổi độ pH trong nước hồ bơi.
- Bổ sung quá nhiều hóa chất khử trùng vào nước (sốc Clo), làm tăng pH bể bơi.
Mỗi hồ bơi là khác nhau sẽ có nồng độ pH, Clo trong nước khác nhau. Cần kiểm tra thường xuyên và điều chỉnh cho phù hợp.
- Cách xử lý nước bể bơi có độ pH cao/thấp
Duy trì cân bằng pH thích hợp trong hồ bơi bằng hóa chất cũng cần quan tâm đến nồng độ các chất khác trong nước: nồng độ Clo, tổng độ kiềm…
Nếu độ pH của nước lớn hơn 8 hoặc nhỏ hơn 6.5, thì dù có thêm bao nhiêu clo cũng không có tác dụng. Vì lý do này, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng độ pH luôn nằm trong khoảng từ 7,2-7,8. Điều kiện này là chìa khóa để đảm bảo rằng hồ bơi luôn trong tình trạng tốt.
Để giảm độ pH hồ bơi cao, các sản phẩm khử khác nhau được sử dụng, chẳng hạn như axit clohydric (HCL) hoặc PH- được sử dụng để giảm độ kiềm và giảm độ pH về mức 7,2-7,8.
Khi độ pH của hồ bơi thấp khi dưới 7,2 và ở trạng thái này chúng ta đang nói về độ pH có tính axit.
Khi đó các hóa chất mang tính kiềm được sử dụng như sút vảy 99% (NaOH), hoặc sử dụng PH+. Chính hóa chất Clorin cũng góp phần làm tăng độ PH trong nước hồ bơi.
Tuy vậy bất cứ trường hợp nào việc kiểm tra tìm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề vẫn luôn cần thết và quan trọng. Đôi khi vô tình làm theo một cách máy móc dẫn đến chất lượng nước không tốt lên mà càng nghiêm trọng khó sử lý tốn kém thời gian và tiền bạc.
Hóa chất 3A luôn đồng hành hỗ trợ nếu quý khách có nhu cầu. Hãy liên hệ với chúng tôi với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề xử lý nước chắc chắn mọi vấn đề sẽ được giải quyết nhanh gon.
Tìm chúng tôi ở đâu?. Hãy tìm “Hóa chất 3a.com” hoặc hotlite: 0987132843
Cảm ơn quý khách hàng đã đồng hành và ủng hộ.